Áp-xe thận

Mục lục

Áp-xe thận là gì?

Tình trạng nhiễm trùng các mô mềm quanh quả thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại hình thành nên các ổ mủ quanh thận gọi là bệnh áp-xe thận. Áp-xe thận là bệnh lý rất phổ biến liên quan trực tiếp với sỏi thận do nhiễm trùng hay các tiền sử chấn thương thận.

Tìm hiểu chung

Áp-xe thận là gì? 

Tình trạng nhiễm trùng các mô mềm quanh quả thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại hình thành nên các ổ mủ quanh thận gọi là bệnh áp-xe thận. Áp-xe thận là bệnh lý rất phổ biến liên quan trực tiếp với sỏi thận do nhiễm trùng hay các tiền sử chấn thương thận.

Bệnh áp xe thận được chia làm hai loại, gồm:

  • Áp-xe thận đại thể: Ổ mủ được hình thành trong các mô thận. Loại áp-xe thận này có thể xảy đến sau khi bệnh nhân bị viêm bể thận cấp tính và viêm bể thận mạch co hoặc đơn giản chỉ là viêm thận.
  • Áp-xe thận vi thể: Đây là loại bệnh khá hiếm gặp, có thể dẫn đến bệnh suy thận.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của áp-xe thận

Các dấu hiệu, triệu chứng dưới đây là thường gặp nhất đối với người mắc bệnh áp-xe thận, gồm:

  • Tiểu tiện đau, nước tiểu có máu;
  • Người hay sốt kèm ớn lạnh, tay chân run rẩy khó kiểm soát;
  • Tụt huyết áp, da tái nhợt, tim đập nhanh;
  • Dạ dày xuất hiện các cơn đau nặng hoặc nhẹ tùy lúc.

Ngoài ra, ở một số ít bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng như người luôn cảm giác khó chịu, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến áp-xe thận

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây bệnh áp-xe thận, như sau:

  • Bàng quang thần kinh.
  • Viêm thận: Thận viêm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng; mà nhiễm trùng gây bệnh áp-xe thận.
  • Nhiễm Mycoplasma hominis sau cuộc ghép thận.
  • Sỏi đường tiết niệu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Cụ thể là nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, niệu quản gây áp xe thận và viêm bể thận.
  • Nhiễm trùng huyết.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc áp-xe thận?

  • Cả hai giới tính nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh ngang nhau. Theo thống kê của Bộ y tế thì cứ 10.000 người thì có khoảng 10 người mắc bệnh này.
  • Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh này rất cao, chiếm đến 1/3 số ca mắc bệnh áp-xe thận.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp-xe thận, bao gồm:

  • Người mắc bệnh tự miễn, bệnh tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Người phụ nữ mang thai.
  • Người cao tuổi, nhất là những người từ 65 tuổi trở lên.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán áp-xe thận

Các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm,… là những xét nghiệm phổ biến làm cơ sở cho các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán về bệnh của bệnh nhân:

  • Xét nghiệm máu để biết tình trạng về hồng cầu, bạch cầu trong máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu để biết có sự tồn tại của vi khuẩn, protein hay có máu trong nước tiểu hay không.
  • Siêu âm: Quan sát áp-xe xung quanh thận.
  • Chụp X-quang.
  • Chụp CT và MRI để xác định áp xe ngoài thận hay áp-xe trong thận.

Phương pháp điều trị áp-xe thận hiệu quả

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc cho bệnh nhân.
  • Thuốc ức chế men chuyển: Bệnh nhân sẽ được kê thuốc này nếu đồng thời đang mắc bệnh cao huyết áp.
  • Dẫn lưu dưới da: Ống thông được đặt có chức năng dẫn lưu và tiêm kháng sinh từ bên ngoài vào.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của áp-xe thận

  • Uống nhiều nước lọc: Mục đích chính đó là đào thải vi khuẩn bên trong đường tiết niệu ra ngoài. Khi chưa hết nhiễm trùng hẳn, bệnh nhân tuyệt đối không được uống rượu, bia và cà phê vì có thể khiến việc tiểu tiện khó khăn hơn.
  • Dùng nhiệt: Có thể đặt túi nóng lên vùng bụng, lưng, hoặc hông để giảm cảm giác đau.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, tuy nhiên phải trong chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan