Hắc lào

Mục lục

Hắc lào là gì?

Hắc lào hay còn gọi là lác, là căn bệnh ngoài da khá phổ biến, do vi nấm cạn gây nên.  Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa hè và thường gặp ở bất kì đối tượng nào.

Tìm hiểu chung

Hắc lào là gì?

Hắc lào hay còn gọi là lác, là căn bệnh ngoài da khá phổ biến, do vi nấm cạn gây nên.  Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa hè và thường gặp ở bất kì đối tượng nào.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hắc lào

Khi bị hắc lào, cơ thể sẽ xuất hiện một số tổn thương cơ bản, bao gồm:

  • Xuất hiện đốm đỏ hình tròn đường kính khoảng 1 – 2 cm; vê sau chúng có thể lan rộng ra và các đốm liên kết với nhau thành mảng lớn;
  • Ngứa ở vùng bị tổn thương;
  • Có thể xuất hiện mụn nước, chứa dịch bên trong;
  • Thường bị ở vùng bẹn, các chi, bụng và mặt, sau đó lan sang các bộ phận cần kề.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có dấu hiệu lan rộng đến toàn thân và có thể lây từ người này sang người khác. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu xuất hiện trên cơ thể khiến bạn nghi ngờ, hãy đến gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.

Lưu ý: Không nên tự ý chữa trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da vì nếu dùng sai cách (thuốc liều mạnh, bôi dây sang vùng da lành hay da non, thuốc không đúng bệnh…) có thể khiến tình trạng da bị tổn thương nghiêm trọng hơn và xuất hiện các biến chứng như phỏng, chảy dịch nhiều, ngứa dữ dội, nhiễm trùng da.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến hắc lào

Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm nấm da Dermatophytes và thường gặp nhất là hai loại: Trychophyton và Epidermophyton.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh hắc lào?

Đây là một bệnh về da khá phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều ở thanh thiếu niên và trung niên. Nam giới có khả năng mắc bệnh nhiều hơn nữ.

Một số yếu tố có thể tạo điều kiện cho vi nấm phát sinh gây bệnh hắc lào, bao gồm:

  • Vệ sinh thân thể kém.
  • Ít tắm gội khi cơ thể ra nhiều mồ hôi.
  • Bơi lội tại vùng nước bẩn.
  • Do vật nuôi như chó, mèo.
  • Lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc da, sử dụng chung các vật.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hắc lào

Để chẩn đoán bệnh hắc lào, bác sĩ có thể tiến hành cạo vảy vùng da bị tổn thương rồi xét nghiệm dưới kính hiển vi để dò tìm sợi nấm.

Ngoài ra, mẫu vảy da có thể được dùng đem nuôi cấy để xác định loại nấm gây bệnh.

Để xác định bệnh hắc lào, cần phải chẩn đoán phân biệt với bệnh vảy phấn hồng, bệnh vảy nến, eczema, phong củ.

Phương pháp điều trị hắc lào hiệu quả

Điều trị hắc lào cần theo nguyên tắc là phát hiện sớm để ngăn chặn kịp thời, không để lây lan sang các vùng da khác và lây từ người này sáng người khác; sau đó mới tiến hành điều trị tiêu diệt bệnh.

Tùy vào thể trạng, giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phát đồ điều trị thích hợp cho mỗi bệnh nhân. Một số lưu ý bênh nhân cần tuân thủ trong quá trinh điều trị hắc lào:

  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ, chữa trị đủ thời gian và liên tục.
  • Không làm trầy xước da trước khi bôi thuốc vì có thể gây dị ứng và nhiễm khuẩn phụ.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng, nồng độ thích hợp.
  • Khử khuẩn các vật dụng cá nhân và các vật dụng có khả năng dùng chung với người khác.
  • Mặc quần áo với chất liệu thoáng mát, tránh gây hầm, bí da, ; đặc biệt ở vùng kín.
  • Cần tầm soát bệnh bằng cách điều trị cho cả những người sống cùng hoặc tiếp xúc với bệnh nhân hắc lào, hạn chế khả năng bệnh tái nhiễm.

Một số loại thuốc điều trị hắc lào:

Dùng các thuốc bôi như:

  • Cồn BSI 1 – 3 %.
  • Cồn ASA 1- 3 %.
  • Có thể kết hợp dùng với thuốc mỡ benzosali.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hắc lào

  • Dùng thuốc đúng chỉ dẫn bác sĩ để tránh gây tái phát bệnh.
  • Khử khuẩn các vật dụng cá nhân thường xuyên, đặc biệt là mền gối, quần áo… (có thể chần chúng trong nước sôi 100 độ C khoảng 15 phút và rắc bột chống nấm hay bôi Iod 2% hai ngày một lần).
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Với những người chưa mắc bệnh, chúng ta cần phòng bệnh bằng cách:

  • Không mặc chung quần áo với người khác.
  • Không giao hợp với người lạ.
  • Hạn chế tiếp xúc ở những môi trường dơ bẩn, ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, khô ráo.
  • Gặp bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường trên cơ thể.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan